Breaking News
Loading...
Chia sẻ

Friday, May 5, 2017

7 Điều Hạnh Phúc Mà Ta Hay Lãng Quên

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.
Sau đây là 7 điều hạnh phúc cần quán chiếu:
1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không ?
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn ? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
Hiện tại bạn có đang ở tù không ? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không ? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không ? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng ? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.
Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không ? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.
Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.
Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.
Trích sách “Ý Tình Thân”
Thích Trí Siêu

Friday, March 3, 2017

10 TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI DO THÁI BẠN NÊN BIẾT

Người Do Thái được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới. Rất nhiều tư tưởng, phương châm sống của họ luôn làm ta bất ngờ về sự thâm thúy, sâu sắc. 10 triết lý của họ dưới đây có thể giúp thay đổi cuộc đời bạn.
Người Do Thái được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới. Rất nhiều tư tưởng, phương châm sống của họ luôn làm ta bất ngờ về sự thâm thúy, sâu sắc. 10 triết lý của họ dưới đây có thể giúp thay đổi cuộc đời bạn.
1. Khi hàng xóm của bạn chơi đàn lúc hai giờ sáng, bạn cũng đừng nổi giận, mà bạn đợi đến bốn giờ sáng sang gọi họ dậy và nói: “Tôi rất ngưỡng mộ tài diễn tấu của anh”.
2. Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp mất:
– Một là thức ăn đã vào dạ dày
– Hai là mơ ước ở trong lòng
– Ba là kiến thức đã học ở trong đầu.
3. Thời gian là đại sư chữa trị vết thương lòng, nhưng đó không phải là phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.
4. Bạn bè thật sự thì không chỉ cùng nhau nói chuyện quên thời gian, mà ngay đến lúc không nói lời nào cũng không cảm thấy ngại ngùng.
5. Nếu như bạn chỉ đợi chờ, thì chuyện phát sinh chính là bạn sẽ già đi.
6. Nếu như không chịu học tập thì cho dù đi vạn dặm đường cũng chỉ là anh đưa thư.
7. Trên đời không có giới hạn rõ ràng của bi kịch và hỷ kịch, nếu như bạn có khả năng đi ra từ bi kịch thì đó chính là hỷ kịch, còn nếu như bạn đắm chìm trong hỷ kịch thì đó chính là bi kịch.
8. Đất mềm làm ngựa khụy chân, còn lời ngon ngọt dễ làm người té ngã.
9. Biết nhận lỗi và chấp nhận sửa lỗi thì bao giờ cũng tốt hơn là không dám làm điều đó!
10. Một giọt nước vẩn đục sẽ làm một ly nước trong vẩn đục, một ly nước vẩn đục không vì một ly nước trong tồn tại mà nó trở thành trong.
Sưu tầm

Tuesday, February 28, 2017

Ngày mai bạn thế nào tử vi 12 cung hoàng đạo thứ tư (1/3/2017)

Bạn có tò mò muốn biết ngày mai bạn sẽ như thế nào  ?  Ai sẽ suôn sẻ nhất ngày mai 
Kim Ngưu (20/4 – 20/5): Kim Ngưu không nên quá tự tin trong ngày hôm nay. Bạn có thể sẽ phải hoàn thành một khối lượng lớn công việc. Hãy cẩn thận để tránh mắc phải một sai sót nào đó.

 
Song Tử (21/5 – 21/6): Song Tử có thể mở rộng các mối quan hệ trong ngày hôm nay. Những người này có thể giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống của bạn trong thời gian sắp tới.

 
Cự Giải (22/6 - 22/7): Cự Giải nên tham khảo lời khuyên của gia đình và bạn bè trong ngày hôm nay. Những người thân thiết mới thực sự quan tâm đến bản thân và những thành công của bạn.

 
Sư Tử (23/7 - 22/8): Sư Tử có thể trở nên khiêm tốn hơn trong hôm nay. Bạn bè sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên giá trị. Sự thông minh và mạnh mẽ sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

 
Xử Nữ (23/8 - 22/9): Xử Nữ có thể quan tâm nhiều hơn đến các chi tiết. Điều này có thể giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có. Sự tự tin của bạn sẽ được tăng cường trong khoảng thời gian này.

 
Thiên Bình (23/9 - 22/10): Một ngày khó khăn với các Thiên Bình. Những tranh chấp có thể phát sinh trong ngày hôm nay. Bạn có thể sẽ phải tập trung nhiều hơn đến công việc.

 
Bọ Cạp (23/10 - 21/11): Bọ Cạp nên có cái nhìn bao dung hơn với những người khác, nhất là với những người gặp sai lầm. Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh có thể chiếm nhiều sự quan tâm của bạn.

 
Nhân Mã (22/11 - 21/12): Nhân Mã có thể gặp phải những rắc rối trong ngày hôm nay. Bạn cần lắng nghe những quan điểm của người khác một cách chọn lọc.

 
Ma Kết (22/12 - 19/1): Ma Kết nên cẩn thận hơn trong các dự án lớn hoặc mối quan hệ với những người có quyền thế. Bất cứ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bạn.

 
Bảo Bình (20/1 - 18/2): Bảo Bình cần cẩn thận và quyết đoán hơn. Và cũng đừng áp đặt những suy nghĩ, quan điểm của bạn lên những người khác.

 

Song Tử có thể mở rộng các mối quan hệ. Cự Giải nên tham khảo lời khuyên từ gia đình.

Bạch Dương (21/3 - 19/4): Bạch Dương cần cẩn thận hơn trong ngày hôm nay. Sự nhiệt tình và tự tin của bạn sẽ được tăng cường. Bạn có thể giúp ích nhiều cho các đồng nghiệp trong việc giải quyết công việc.


Song Ngư (19/2 - 20/3): Song Ngư hãy cởi mở và linh hoạt hơn trong hôm nay. Bạn sẽ cần tăng cường các hoạt động truyền thông, trao đổi thông tin trong khoảng thời gian này.

Sunday, January 15, 2017

Matsuri - bản hoà ca đất trời kỳ vĩ

Xuất hiện trước công chúng với mái tóc dài huyền bí và bộ áo choàng truyền thống, Kitaro như một ẩn sĩ hay một nhà hiền triết hơn là một nghệ sĩ. Nhưng âm nhạc của ông không bó hẹp trong những khuôn khổ của nền văn hóa nơi ông sinh ra mà còn đem tới khán giả nhiều cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ về những câu chuyện thấp thoáng đằng sau mỗi tác phẩm. Nhắc tới Kitaro, không thể bỏ qua Matsuri - bản hòa ca đất trời kỳ vĩ trong nhịp trống taiko hào sảng



Thần linh gieo ánh sáng khắp nhân gian

Cover album Kojiki của Kitaro
Nguồn: amazon.com
Bản Matsuri (Lễ hội) nằm trong album Kojiki (Cổ sự ký) của Kitaro kể về thời khai sinh lập địa, về câu chuyện giữa các vị thần linh để đem lại ánh sáng cho con người. Cùng với Reimei, Matsuri là đoạn nữ thần mặt trời Amaterasu bước ra khỏi động, chiếu sáng muôn loài, mang lại sự sống cho vùng đất Takamagahara.

Khung cảnh rạng rỡ đó được Kitaro diễn tả sinh động tới mức có thể nghe rõ tiếng sóng biển rì rào khi vầng dương xuất hiện, ánh sáng bừng lên, bóng tối dần lui và tiếng trống rộn ràng như nhịp sinh sôi, nảy nở của trời đất, cỏ cây. Matsuri trở thành bản hòa tấu kinh điển của dòng nhạc New Age.

Amaterasu là vị thần mặt trời trong thần thoại Nhật Bản, thần mang ánh sáng, hơi ấm và lòng nhân ái đến với loài người. Bà được sinh ra từ mắt trái của Izanagi và là chủ nhân của Cao Thiên Nguyên (Takamagahara), cùng với em trai là thần gió bão và thần mặt trăng.

Một ngày, sóng gió nổi lên giữa ba vị thần khiến Amaterasu bất bình, tự giam mình trong hang trời (Thiên Nham Cung). Dương gian bao phủ một màu đem tăm tối. Trái đất không còn ngày đêm. Các vị thần linh lo lắng về vận mệnh trần thế, tìm cách để thần mặt trời rời Thiên Nham Cung, nhưng tất cả mưu kế đều bất thành. Amaterasu vẫn kiên trì ẩn mình trong hang sâu thăm thẳm.

Trái đất vẫn bao phủ màu đen u ám, cho đến khi nữ thần Amano Uzume xuất hiện với vũ khúc đặc biệt khiến các chư thần cười vang và động tới lòng hiếu kỳ của thần mặt trời. Amaterasu hé cửa hang và cất tiếng hỏi: "Ta ngỡ vắng ta, tám triệu chư vị thần linh sẽ buồn bã trong đêm tối dày đặc, làm sao chư vị lại vui cười hả hê như vậy được?" Nữ thần Uzume nhanh nhẹn bày kế: "Làm sao chúng tôi vui ư? Xin thưa, vì chúng tôi đã tìm được một vị nữ thần mới nhan sắc còn kiều diễm hơn Người nữa."
Bức họa vẽ cảnh nữ thần Amaterasu bước ra từ Nham Cung
Nguồn: wikimedia.org

Nghe vậy, Amaterasu tức giận và ghen tị, mở rộng cửa bước ra, thoạt thấy bóng mình rạng rỡ trong gương. Các chư thần chăng dây chặn lối cửa hang trời. Từ khoảnh khắc ấy, ánh sáng trở lại trần thế, chan hòa khắp mặt đất, ngày đêm lại luân hồi, chúng sinh reo ca, tưng bừng và hạnh phúc.

Vạn vật hồi sinh từ nhịp trống taiko
Amaterasu mang ánh sáng chan hòa
khắp nhân gian - Nguồn: randystory.com


Trống taiko vốn là một nhạc cụ truyền thống của nền âm nhạc Nhật Bản được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong những dịp lễ hội của xứ Phù Tang. Kitaro đã phát huy tối đa âm thanh của trống taiko trong bản Matsuri, phả vào đó hào khí trầm hùng, mạnh mẽ và giục giã. Trống taiko hình tròn là biểu tượng của sự hòa hợp và yên bình.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất truyền thống và hiện đại giúp Matsuri trở thành một trong những tác phẩm để đời và đặc trưng nhất của người nghệ sĩ tâm linh Kitaro.

Không qua trường lớp nghệ thuật nào, Kitaro đến với trống taiko bằng lòng say mê và tài năng thiên bẩm. Trưởng thành từ một gia đình theo Thần Đạo (Shinto), ông luôn luôn nhớ tới gốc gác, quê hương và truyền thống của mình.

Người ta nói rằng, hằng năm, dù bận đến đâu, ông cũng thu xếp về nước dự lễ trăng tròn trên ngọn núi Phú Sĩ. Ở đó, Kitaro say sưa chơi trống taiko từ lúc bình minh tới tối muộn, chơi cho tới khi bàn tay ông rớm máu...

Lần đầu tiên làm quen với Matsuri, đôi khi, người nghe dễ nản lòng bởi thứ âm thanh rắn mạnh của trống taiko. Thế mới biết rằng, để hiểu và cảm được bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà Kitaro vẽ lên bằng âm nhạc trước mắt người nghe là cả một thử thách đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự nhập tâm theo từng cung bậc của bản nhạc đồ sộ này.

Khai màn bằng nhịp trống taiko âm vang và dồn dập, như tín hiệu về một lễ hội tươi vui và sảng khoái. Mỗi tiếng trống như một lời giục dã, thức tỉnh và mời gọi vũ trụ cùng tụ hội. Vạn vật bừng lên, sôi nổi và háo hức sau một giấc ngủ dài quên lãng thời gian. Muôn loài như đang nhún nhảy nhịp nhàng theo từng nốt nhạc trong trẻo. Đất trời hồi sinh trong sự sống căng trào.

Với dáng vẻ của một đạo sĩ huyền bí, Kitaro hóa thân thành một vị nhạc trưởng thiên nhiên say sưa, đắm chìm với từng giai điệu và tiết tấu. Cả dàn nhạc đều háo hức tham gia không khí ngày hội của đất trời. Tiếng trống dồn dập, giục giã kèm theo tiếng hô hào sảng của Kitaro giống như từng đợt sóng trào dâng cùng âm thanh reo vui của những ngư dân trở về với khoang đầy ắp cá.

Vạn vật hồi sinh từ nhịp trống taiko hào sảng - Nguồn: blogspot.com
Sau hồi trống dài khai hội và thúc giục thiên nhiên, lòng người bỗng rạo rực và hoan ca theo bản hòa tấu nhịp nhàng và sôi nổi. Kitaro lôi kéo thính giả bước vào buổi nhạc hội vĩ đại của vũ trụ, dẫn dắt họ say sưa khiêu vũ cùng cỏ cây, muông thú và cảm nhận được vẻ đẹp bất tận và sức sống đương trào dâng khắp mặt đất.

Ta sững sờ trước ánh sáng rực rỡ đang trải dần và soi tỏ từng lá cây, ngọn cỏ; ta mải mê ngắm muôn hoa đang hé nụ đón nắng mai; ta nắm tay khiêu vũ cùng muôn loài trong tiếng chim ríu ran; ta chung tay cùng người lao động hăng say hái quả ngọt sau tháng ngày mệt mỏi đợi chờ,… Ánh nắng chan hòa, chiếu rọi và lan rộng khắp khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Ta cảm nhận được tất cả sinh khí căng tràn của trời đất qua bản hòa tấu đầy quyến rũ và bàn tay điệu nghệ của người nhạc trưởng nổi danh xứ Mặt trời mọc.

Bản hòa ca đất trời kì vĩ
Matsuri là bản giao ca của trời đất, là bức họa kì vĩ được tô nét bằng giai điệu đầy cuốn hút. Như một lời ngợi ca cuộc sống, Matsuri khiến con người rung động. Bản hòa tấu trở thành vũ điệu của thiên nhiên và con người dưới ánh nắng chan hòa, rực rỡ. Kết thúc bằng tiếng hô mạnh mẽ, bản nhạc thổi thêm sức mạnh và khí thế để mỗi người tiếp tục theo đuổi những ước mơ, những khát khao trong đời.

Matsuri là khúc ca hân hoan của đất trời giao hòa, con người an lạc
Nguồn: baidu.com


Có rất nhiều nơi ta tìm về khi một chốc nào đó chùn chân bởi sự mệt mỏi và tính toán của cuộc sống thường ngày. Hẳn có lúc nào đó, ta chọn Matsuri để sống theo giai điệu của bản hòa tấu đặc biệt này. Ta sẽ thấy lòng mình mới hơn, vui hơn, mở hơn và yêu hơn, yêu hơn cuộc sống và yêu hơn con người xung quanh mình.

Nghe Matsuri, lòng người như thảnh thơi, thả mình cuốn theo điệu nhạc, say sưa cảm nhận cuộc sống qua giai điệu, tiết tấu nhịp nhàng, luyến láy hoặc đắm chìm trong khung cảnh rộng lớn, rực rỡ và đầy màu sắc của không gian mà Kitaro dệt lên bằng chất âm nhạc cuốn hút và sinh động. Nghe Matsuri, ta hiểu vì sao người ta ví album Kojiki của Kitaro là bản diễn xướng của thuở loài người bước ra ánh sáng.

Cuộc sống là những mảng màu tối sáng, là buồn vui, là thành công, thất bại, là hạnh phúc hay muộn phiền. Dù cuộc sống đôi khi khiến ta se sắt lòng bởi những điều ngoài ý muốn, ta vẫn cảm ơn và hãnh diện vì mình đã có mặt trên thế gian này, để được sống và được yêu.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Cho ta thêm ngày nữa để yêu thương.*

Quỳnh Tấn
* Thơ của Kalil Gibran, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch.

Saturday, November 26, 2016

GẶP NHAU ĐI - Nỗi lòng yêu xa

GẶP NHAU ĐI...!
♥️
Anh này chúng mình hãy gặp nhau đi
Chẳng cần ôm hay là hôn nhau nữa
Chỉ nhìn nhau đôi mắt nồng thắp lửa
Thấy mặt nhau cười hiền có được không!
♥️
Gặp nhau đi cho em thỏa nhớ mong
Xa lâu thế chắc rằng em rất nhớ
Nhìn anh xong tâm hồn em rạng rỡ
Ừ anh vẫn như ngày nào đó thôi.
♥️
Gặp nhau đi em rất thích anh cười
Trầm ấm lắm ru hồn em thương tổn
Em rất vui cũng thấy mình thiếu thốn...
Nụ cười anh lan tỏa cả mùa đông.
♥️
Em gói lại mang về để ấm phòng
Anh đấy thôi vẫn rạng ngời yêu dấu
Gặp nhau đi chúng mình cùng hiểu thấu
Đứng nhìn nhau như thế cũng đủ rồi.
♥️
Này anh ơi em cảm ơn cuộc đời
Có anh đấy cho em buồn vui hưởng
Dù yêu xa tình yêu em một hướng
Gặp anh xong... Thấy đủ... Rồi em về.
♥️♥️♥️
(ST)

Friday, July 8, 2016

Chào anh, Chồng tương lại của em

CHÀO ANH, CHỒNG TƯƠNG LAI

Chào anh, chồng tương laiAnh đang cùng ai..cười, chuyện trò vui vẻ
Hay ngồi than trời sao giờ này vẫn ế
Thì cũng lại đây nghe em kể đôi điều

Chẳng chóng thì trầy mình sẽ gặp nhau thôi
Lại còn kết hôn và cả đời chung sống
Thế nên bây giờ dù vẫy vùng dài rộng
Cũng đừng xa đà mà hư hỏng biết chưa


Nếu yêu cô nào thì chịu khó đón đưa
Thật lòng thương yêu, đừng giở trò lừa dối
Đừng để tiếng oan là sở khanh phản bội
Tiếng xấu để đời sau này chỉ tội em

Còn nếu độc thân thì hãy cứ vui lên
Chăm chỉ làm ăn, tích cóp tiền để đó
Lo cho sau này, còn trăm điều lớn nhỏ
Ế thì đã sao vì đã có em rồi

Hút thuốc rượu chè... biết thì cũng ít thôi
Đủ để xã giao đừng ham vui mà nghiện
Vừa tiêu tốn tiền lại vừa sinh nhiều bệnh
Khổ anh,khổ em, là em ghét lắm à.

Nhớ phải nghe lời, tìm em sớm chồng nha.

Friday, June 24, 2016

Lời Phật Dạy về đạo làm người

Bấy giờ, đã đến lúc đức Thế Tôn khoác y – bát lên đường vào thành khất thực, trên đường đi, đức Thế Tôn thấy một chàng thanh niên đang lễ bái, là người con có hiếu nên nghe theo lời dạy của cha trước khi mất, cứ mỗi sáng, sau khi tắm gội xong anh ta ra đường thực hành việc lễ bái sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới. Cuộc gặp gỡ là duyên khởi cho bản kinh Thiện Sanh ra đời.


Đây là một bản kinh nguyên thủy, ngắn gọn, ghi lại lời Phật dạy cách đối nhân xử thế, cách thực thi các bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử đối với bản thân, gia đình và xã hội, rộng hơn là Phật dạy cách kiến tạo một xã hội hài hòa, một cuộc sống đầy an lành và hạnh phúc.
Trong tạng A-hàm, theo bản dịch Việt từ Hán mới nhất của Thượng tọa Tuệ Sỹ thì Kinh Thiện Sanh thuộc No.16, Phần II, Trường A-hàm. Trong tạng Nikaya, theo bản dịch Việt từ Pali của Hòa Thượng Thích Minh Châu, tương đương kinh Thiện Sanh là Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (Sigàlovàda sutta) thuộc No.31, Trường Bộ Kinh. Bài viết chủ yếu trích từ ấn bản điện tử từ trang nhà Phatviet.com của TT.Tuệ Sỹ, tất cả các đoạn trích đều được đóng mở “.”, phần lễ bái sáu phương, hầu hết lấy nguyên văn trong kinh.
Tránh bốn việc ác và sáu việc làm hao tổn tài sản
Khi Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, dẫn đầu đoàn khất thực với đại chúng hai ngàn năm trăm vị Tỳ-Kheo đi vào thành, đức Thế Tôn thấy một gia chủ tử tên Thiện Sanh đang lễ sáu phương, Ngài hỏi:
Vì sao, ngươi vào buổi sáng sớm ra khỏi thành, đi đến khu công viên, với cả người còn ướt đẫm, mà ngươi lại lạy các phương như thế?”
Thiện Sinh bạch Phật:
“Khi cha con sắp chết có dặn: “Nếu con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông,Tây, Nam, Bắc, trên và dưới”. Con vâng lời cha dạy không dám chống trái.”
Phật bảo Thiện Sanh:
“Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không. Nhưng trong pháp Hiền Thánh của ta chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu.”
Thiện Sinh thưa:
“Cúi xin đức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp Hiền Thánh.”
Phật bảo Thiện Sinh:
“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương”
Bốn nghiệp kết mà Phật dạy: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.
Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.
Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh:
1. Đam mê rượu chè.
2. Cờ bạc.
3. Phóng đãng.
4. Đam mê kỹ nhạc.
5. Kết bạn người ác.
6. Biếng lười.
Phật bảo Thiện Sinh:
“Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả biết rõ bốn kết hành không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp, cúng dường sáu phương, thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả báo bậc nhất; sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện”.
Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…
“Người nào không làm ác,
Do tham, hận, sợ, si,
Thì danh dự càng thêm,
Như trăng hướng về rằm”.
Bốn hạng kẻ thù và bốn hạng người đáng thân
Trong Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân có thuật lại tình bạn giữa Bá Nha – Tử Kỳ, một tình bạn đẹp lưu danh muôn thuở. Bá Nha là một vị quan làm đến chức Thượng đại phu, còn Tử kỳ chỉ là một chàng nông dân kém Bá Nha chục tuổi. Nhưng chỉ mỗi Bá Nha hiểu được tiếng đàn của Tử Kỳ, từ đó hai người trở thành tri kỷ, khi nghe tin Tử Kỳ chẳng may qua đời, Bá Nha đã cầm đờn đập mạnh vào tảng đá,cây đờn vỡ tan, sau đó đọc bốn câu thơ:
“Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai?
Gió xuân bốn mặt, bao bè bạn.
Muốn tìm tri âm, thật khó thay!”
Trong cuộc sống ai cũng cần có bạn, tình bạn kiểu Bá Nha – Tử Kỳ thuộc dạng xưa nay hiếm, nhưng cũng cần phải lựa bạn tốt mà chơi, vì nếu “giao du với bạn xấu có sáu lỗi: 1, tìm cách lừa dối; 2, ưa chỗ thầm kín; 3, dụ dỗ vợ người; 4, mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người; 5, xoay tài lợi về mình; 6, ưa phanh phui lỗi người”. Đó là sáu tai hại về bạn xấu. Nếu chúng ta làm bạn với kẻ ác mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán”.
Phật bảo Thiện Sanh.
“Có bốn hạng kẻ thù mà như người thân, ngươi nên biết. Bốn kẻ ấy là những ai? 1, hạng uý phục; 2, hạng mỹ ngôn; 3, hạng kính thuận; 4, hạng ác hữu.
[(1) “Hạng úy phục thì thường hay làm bốn việc: một, cho trước đoạt lại sau; hai, cho ít mong trả nhiều; ba, vì sợ gượng làm thân; bốn, vì lợi gượng làm thân.
(2) “Hạng mỹ ngôn thì thường hay làm bốn việc: một, lành dữ đều chiều theo; hai, gặp hoạn nạn thì xa lánh; ba, ngăn cản những điều hay; bốn, thấy gặp nguy tìm cách đùn đẩy.
(3) “Hạng kính thuận thì thường làm bốn việc: một, việc trước dối trá; hai, việc sau dối trá; ba, việc hiện dối trá; bốn, thấy có một chút lỗi nhỏ đã vội trách phạt”.
(4) “Hạng bạn ác thì thường làm bốn việc: một, bạn lúc uống rượu; hai, bạn lúc đánh bạc; ba, bạn lúc dâm dật; bốn bạn lúc ca vũ.”
“Có bốn hạng người thân đáng thân vì thường đem lại lợi ích và che chở. Những gì là bốn? Một, ngăn làm việc quấy; hai, thương yêu; ba, giúp đỡ; bốn, đồng sự. Đó là bốn hạng người thân đáng thân cận”.
1) Này Thiện Sinh, hạng ngăn quấy thì thường làm bốn việc đem lại nhiều lợi ích và hay che chở: thấy người làm ác thì hay ngăn cản, chỉ bày điều chánh trực, có lòng thương tưởng, chỉ đường sinh Thiên. Đó là bốn trường hợp ngăn cản việc quấy đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.
(2) Hạng thương yêu thì thường làm bốn việc: Mừng khi mình được lợi, lo khi mình gặp hại, ngợi khen đức tốt mình, thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản. Đó là bốn điều thương yêu đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.
(3) Hạng giúp đỡ có bốn việc. Những gì là bốn? Đó là: che chở mình khỏi buông lung, che chở mình khỏi hao tài vì buông lung, che chở mình khỏi sợ hãi, khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.
(4) Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc: không tiếc thân mạng với bạn, không tiếc của cải với bạn, cứu giúp bạn khỏi sợ hãi, khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người.”]
Lễ bái sáu phương hay cách thức xây dựng một xã hội hạnh phúc
Sáu phương là gì, tại sao phải lễ bái sáu phương như chàng Thiện Sanh đã làm, anh ta làm vì nghe lời cha mà không hiểu ý nghĩa của việc lễ bái đó. Phật dạy: “Sáu phương là gì? Phương Đông là cha mẹ, phương Nam là sư trưởng, phương Tây là thê thiếp, phương Bắc là bạn bè thân thích, phương trên là các bậc trưởng thượng, Sa-môn, Bà-la-môn, phương dưới là tôi tớ”. Bài dạy lễ sáu phương là cách mà Phật dạy đạo làm người.
Đạo hiếu làm con, phận làm cha mẹ.
Kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều:
1. Cung phụng không để thiếu thốn.
2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
3. Không trái điều cha mẹ làm.
4. Không trái điều cha mẹ dạy.
5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.
Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái:
1. Ngăn con đừng để làm ác.
2. Chỉ bày những điều ngay lành.
3. Thương yêu đến tận xương tủy.
4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng..
Này Thiện Sinh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ, cha mẹ thương con, bảo bọc cho con thế thì gia đình ấy được hạnh phúc, xã hội bình an, phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.
Đạo nghĩa thầy trò
Đệ tử cung phụng sư trưởng có năm điều:
1. Hầu hạ cung cấp điều cần.
2. Kính lễ cúng dường.
3. Tôn trọng quí mến.
4.Thầy có dạy bảo điều gì không trái nghịch.
5. Thầy có dạy bảo điều gì nhớ kỹ không quên. Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.
Thầy cũng có năm điều để săn sóc đệ tử:
1. Tùy thuận pháp mà huấn luyện.
2. Dạy những điều chưa biết.
3. Giải nghĩa rành rõ những điều trò hỏi.
4. Chỉ cho những bạn lành.
5. Dạy hết những điều mình biết không lẫn tiếc.
Nếu đệ tử kính thuận, cung kính nghe lời sư trưởng, thầy thì thương trò, chỉ bảo dạy dỗ tận tình cho học trò thì nền giáo dục xã hội ấy phát triển, phương ấy vững bền, an ổn không có điều lo sợ.
Đạo nghĩa vợ chồng
Chồng phải có năm điều đối với vợ
1. Lấy lễ đối đãi nhau.
2. Oai nghiêm không nghiệt.
3. Tùy thời cung cấp y, thực.
4. Tùy thời cho trang sức.
5. Phó thác việc nhà.
Vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng
1. Dậy trước.
2. Ngồi sau.
3. Nói lời hòa nhã.
4. Kính nhường tùy thuận.
5. Đón trước ý chồng.
“Chồng đối với vợ thương yêu, tôn trọng, vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.
Quan hệ bạn bè, tình làng nghĩa xóm
Người ta phải lấy năm điều thân kính đối với bà con
1. Chu cấp.
2. Nói lời hiền hòa.
3. Giúp ích.
4. Đồng lợi.
5. Không khi dối.
Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại
1. Che chở cho mình khỏi buông lung.
2. Che chờ cho mình khòi hao tài vì buông lung.
3. Che chở khỏi sự sợ hải.
4. Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người.
5. Thường ngợi khen nhau.
“Tình người, tình làng nghĩa xóm, biết thân kính bà con như vậy thì phương ấy được yên ổn không điều chi lo sợ”.
Quan hệ chủ tớ, trên dưới
Này Thiện Sinh, chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo
1. Tùy khả năng mà sai sử.
2. Tùy thời cho ăn uống.
3. Phải thời thưởng công lao.
4. Thuốc thang khi bệnh.
5. Cho có thời giờ nghỉ ngơi.
Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ:
1. Dậy sớm.
2. Làm việc chu đáo.
3. Không gian cắp.
4. Làm việc có lớp lang.
5. Bảo tồn danh giá chủ.
“Này Thiện Sinh, nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy được an ổn không điều chi lo sợ”.
Quan hệ giữa đàn việt với Sa-môn
Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn với năm điều.
1. Thân hành từ.
2. Khẩu hành từ.
3. Ý hành từ.
4. Tùy thời cúng thí.
5. Không đóng cửa khước từ.
Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo sáu điều:
1. Ngăn ngừa chớ để làm ác.
2. Chỉ dạy điều lành.
3. Khuyên dạy với thiện tâm.
4. Cho nghe những điều chưa nghe.
5. Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.
6. Chỉ vẻ con đường sanh thiên.
“Này Thiện Sinh, nếu đàn việt kính phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.
Bấy giờ Thiện Sinh bạch Phật:
“Lành thay, bạch Thế Tôn! Thật quá chỗ mong ước của con xưa nay, vượt xa những lời dạy của cha con. Như lật ngửa những gì bị úp xuống; như mở ra những gì bị đóng kín; như người mê được tỏ, đang ở trong nhà tối được gặp đèn, có mắt liền thấy. Những gì được Như Lai thuyết giảng cũng như thế; bằng vô số phương tiện khai ngộ cho kẻ ngu tối; làm rõ pháp thanh bạch. Phật là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, do đó có thể chỉ bày, hướng dẫn cho đời. Nay con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Cúi xin đức Thế Tôn chấp thuận cho con được làm ưu-bà-tắc ở trong Chánh pháp. Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con nguyện không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.”
Đọc toàn bộ nội dung kinh, một bản kinh ngắn, súc tích, ngôn ngữ Phật dùng rất rõ ràng mà bất cứ ai đọc cũng có thể nắm bắt, lời dạy như luồng sáng mở ra những gì bị đóng kín; như người mê được tỏ, đang ở trong nhà tối được gặp đèn, có mắt liền thấy, rất thiết thực, căn bản, rất cần cho chúng ta trong ứng xử với các mối quan hệ thường ngày trong cuộc sống.
Các pháp đều nương với nhau mà tồn tại, cũng vậy, mỗi người trong cuộc sống cũng đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm về một điều gì đó với một ai đó, mỗi một ai đó sẽ là phần còn lại về nghĩa vụ và trách nhiệm của người nào đó, suy ra sẽ nhìn thấy một ma trận ngang dọc, ma trận vuông tròn các quan hệ. Quan hệ cha mẹ, con cái, ai cũng ít nhất một lần làm học trò, ai cũng ít nhất có một người bạn, ai cũng phải làm một việc gì đó để sống,…vì vậy cần phải ứng xử sao cho hợp đạo hợp nghĩa, đúng mực để tự bảo vệ bản thân tức là bảo vệ cho gia đình, cho xã hội.
Kinh Thiện Sanh, là bản kinh căn bản dạy cho ta biết cách giữ gìn các mối quan hệ đó một cách tốt đẹp, ở đó ta thấy được các quan hệ được Phật dạy đều theo hai chiều rất tinh tế, như đời: “đường hai nẻo xuống lên”.