Đã có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Nếu ngày mai tôi chết tôi sẽ ra sao?” chưa? Nếu ai đã đặt được câu hỏi đó vào mỗi ngày thì người đó không những sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc, an lạc mà còn mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.

Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ làm gì? Nếu là một người sống vị tha thì người đó sẽ dành trọn thời gian ngày cuối cùng đó để làm nhiều điều công đức với tâm niệm đem lại hạnh phúc cho mọi người mà không chút tính toan. Vì vậy cứ mỗi buổi sáng thức dậy bạn đều khởi lên câu nói : “Nếu ngày mai tôi chết” và hành động như trên thì chắc chắn một điều rằng phước lành mà bạn tạo được vô cùng to lớn.
w1ngay1.jpg
Nếu chỉ còn một ngày để sống, thì hãy sống trọn vẹn một ngày được là người, bạn nhé! – Ảnh minh họa
Nếu biết trước ngày mai bạn chết tâm trạng bạn như thế nào? Có lẽ bạn sẽ rất hoảng hốt và lo sợ phải không? Đó là tâm lí chung của những người không hiểu được đạo Phật. Đức Phật có nói: “Cuộc đời này là vô thường, có sinh phải có tử (hữu hình tất hữu hoại). Mạng sống con người theo thời gian đang đi dần vào cái chết, thế nhưng có mấy ai trong chúng ta ý thức được điều đó:
“Không mời tự đến, không đuổi tự đi
Đến như thế nào, đi như thế đó
Đến như gió, hợp tan như mây
Gió mây vô thường, vấn vương chi khổ
Chúng ta sinh ra trên đời này không ai mời mà tự đến, cũng không ai đuổi mà tự đi, đến như thế nào đi như thế đó. Sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này như gió thoảng mây bay, vốn vô thường, giả tạm. Biết như vậy thì sự đến và đi không có gì phải bận tâm, phải đau khổ.
Chính vì không nhận rõ về chân tướng hiện thực của cuộc đời nên con người thường lo sợ cái chết và tìm cách chạy trốn thần chết. Thật là điên rồ phải không?
Nếu ta nhìn nhận được điều đó thì ta có thể thản nhiên chấp nhận cái chết. Nếu muốn có cái chết thanh thản thì suốt cả cuộc đời này phải làm nhiều điều phước thiện và tránh các việc ác.

Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến chuyện buồn phải không vì cuộc đời này buồn nhiều hơn vui mà! Bạn cho rằng đời mình sao mà khổ, sao mà bất công quá! Để rổi từ đó chán ghét cuộc đời này. Nhưng bạn nên nhận thức rõ về cái khổ của thế gian theo thái độ nhận thức và xử lý của Phật giáo.
Trước hết là phải “biết khổ” – tức là biết thế gian là khổ, là vô thường. Thứ đến là biết “giải trừ khổ” – tức là biết sử dụng những phương pháp đúng đắn để giải trừ khổ. Thứ ba là “lìa khổ” – tức là từ thực tiễn và sự hiểu biết đúng đắn khi ta rời xa những đau khổ, phiền não. Cuối cùng nếu như các bạn là Bồ tát thì “cứu khổ – cứu nạn”.
Vì thế Phật giáo nói đến khổ chính là để các bạn hiểu biết, giải thoát chứ không phải khiến các bạn trở thành tiêu cực vứt bỏ. Vì vậy hãy vui vẻ lạc quan mà sống!
vnexpress.